Số lượt truy cập
Giới thiệu

Giới thiệu chung

          Nếu bạn thật sự là dân nghiền Cafe và muốn tự tay pha cho mình một ly Cafe nóng thì mời bạn hãy giành thời gian đến Cafe Mai ở 96 phố Lê Văn Hưu – Hà Nội.
          Ở đây có nhiều loại Cafe chính hiệu của những vùng Cafe nổi tiếng như Buôn Mê Thuật và Đắc Lắc. Giá cả có nhiều loại. Chắc chẵn có dịp qua cửa hàng này bạn sẽ không quên được mùi thơm quyễn rũ tỏa ra từ mẻ Cafe vừa ra lò.
          Anh Duy Anh chủ nhân cửa hàng cho biết, để có được thứ bột Cafe ngon phải biết chọn loại Cafe ngon và kỹ thuật rang, xay độc đáo. Chọn Cafe nhân không chỉ ở giống mà quý mà phải kén giống đó được chồng ở những vùng đất thích hợp. Chẳng hạn như loại Cafe Robusta (vối) thì nhất thiết phải được trồng ở Buôn Mê Thuật, Cafe Arabica (chè) phải trồng ở Nghệ An còn Cafe Moka, Aliculi, Sari (mít) phải ở Đắc Lắc.
          Kỹ thuật rang Cafe cũng rất cộng phu. Khó có thể dùng máy móc vào công việc này thay người rang Cafe có kinh nghiệm. Người rang phải thực hiện nhiều động tác như phải nhanh tay đảo hạt mắt phải nhìn khói Cafe, mũi phải gửi độ thơm, tai thì nghe âm thanh hạt và phải nhanh để đổ mẻ café đã vừa độ…
Một bí quyết nữa là phải kết hợp đặc tính của từng loại café như màu nước rất đẹp của café vối với hương thơm đặc biệt của café chè, độ ngậy của Cafe mít… để tạo ra độ chua, chat, đắng, ngậy đặc trưng của thứ Cafe nâu sánh quyễn rũ.
          Chủ cửa hàng Cafe Mai cho biết, cửa hàng này có từ năm 1936. Cụ thân sinh anh chính là chủ cửa hàng. Cái tên Cafe Mai gắn liền với tên Tiểu khu Mai Hắc Đế thời đó.
          Là một công chức, đam mê về Cafe cụ đã mày mò, học hỏi nghệ thuật pha chế Cafe của người Pháp rồi đến kỹ thuật chọn Cafe nhân, cách rang, say rồi mở cửa hàng Cafe giải khát ở Hà Nội bán thứ Cafe do chính tay mình chế biến.
          Trong cơ chế thị trường, Cafe Mai với một ông chủ trẻ, năng động, càng chú ý hơn đến kỹ thuật rang xay để đạt tới chất lượng cao, giữ uy tín cho cửa hàng. Trong số khoảng một chục cửa hàng rang xay Cafe ở Hà Nội, Cafe Mai vẫn được chọn là nơi có chất lượng cao với nhiều khách hàng thân quen ở Hà Nội và người nước ngoài. Khách hàng không chỉ là những dân “nghiền” café tới mua lẻ mà hầu hết các cửa hàng café giải khát, nhà hàng, khách sạn cũng trở thành các bạn hàng quen biết của Cafe Mai.
 
Địa chỉ:
       Số 96 Lê Văn Hưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - ĐT: 04-3822-7751
       Số 79 Lê Văn Hưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - ĐT: 04-3822-9653
       Số 52 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - ĐT: 04-3822-7713
       Số 75 Trần Nhân Tông, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - ĐT: 04-3822-9652
       Số 52 Cô Bắc, Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh - ĐT: 08-3838-5151
Email: cafemail1936@gmail.com


Qua phố mà say

Lê Văn Hưu là một con phố nổi tiếng Hà Nội. Cuối phố đoạn ngã tư cắt với phố Huế có đặc sản nổi tiếng mà dù bạn ở nơi khác đến Hà Nội và chỉ đi qua thôi cũng nhận ra. Đó là mùi thơm rất quyễn rũ, ngầy ngậy của Cafe. Nếu bạn là một người nghiện, đi qua đây mùi hương đó khiến bạn thèm thưởng thức ngay cái thứ nước sóng sánh màu nâu đen ấy. Còn nếu bạn không biết uống mà lại đói nữa, chắc hẳn bạn sẽ có cảm giác say khó tả.
          Cửa hàng Cafe Mai, 96 Lê Văn Hưu – Hà Nội mở từ năm 1936 với kỹ thuật gia truyền và phương thức chế biến của Pháp đã tạo được danh tiếng cho mình cả trong và ngoài nước. Khách hàng đến đây thường là những người sành uống. Cafe Mai có nhiều mức giá. Những khách hàng không mấy để ý đến vấn đề này mà chủ yếu là “gu” uống của họ. Người thích hương vị Cafe Buôn Mê Thuật, người lại thích uống loại Arabica hay Moka, Aliculi Đắc Lắc. Người bán hàng cho biết có nhiều loại café khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất để đảm bảm cho 1 ly Cafe ngon là phải “có hậu”, tức là khi uống vào thì đắng, uống xong thì lại ngọt êm nơi cuống lưới.
Một gói Cafe ngon là món quà thú vị cho người thân và bạn bè vào ngày lễ, tết. Ai đó ở phương xa, ngồi trước ly Cafe Mai thơm phức hẳn không thể không trạnh lòng nghĩ về cái ngã tư, nơi cắt hai phố có mùi hương đều làm cho người ta say, người ta nhớ phố Lê Văn Hưu với hương vị café ngây ngất và phố Nguyễn Du với “mùi hoa sửa nồng nàn”.